Lịch sử Campuchia

Bài chi tiết: Lịch sử Campuchia
Bức chạm nổi mô tả quân Khmer giao chiến với quân Chăm ở đền Bayon tại AngkorBản đồ Đông Nam Á lục địa khoảng năm 900Angkor Wat tại Xiêm Riệp, di sản thế giới

Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ V của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ VII, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ X, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân LạpThủy Chân Lạp.

Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái LanViệt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam (19541975), lực lượng cộng sản của Trung ương Cục miền Nam đã sử dụng những lãnh thổ biên giới Campuchia gần Việt Nam như một căn cứ địa để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên Hoa Kỳ đã ném hàng loạt bom xuống các vùng cộng sản ở Campuchia. Một số nguồn ước tính số thương vong dân sự tại đây đạt tới con số 100.000 người[10]. Năm 1970, tướng Lon Nol làm đảo chính lật đổ triều đình phong kiến và lên nắm quyền tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Chính quyền này đã bị lật đổ bởi những người theo đường lối cộng sản cực đoan là Khmer Đỏ, được Trung Quốc giúp đỡ trong năm 1975.

Khmer Đỏ cầm quyền

Bài chi tiết: Kampuchea Dân chủ

Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo nắm được chính quyền vào năm 1975, thành lập nước Campuchia Dân chủ. Họ chiếm thủ đô Phnôm Pênh và bắt đầu lùa dân ra khỏi thành thị vào tháng 10 năm 1974, Phnôm Pênh trở thành một thành phố chết – không có cư dân sinh sống. Trong thời gian này, tiền tệ bị xoá bỏ và Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách "tự cung tự cấp" – bài phương Tây và "quyết tâm xây dựng Xã hội chủ nghĩa trong vòng 6 tháng"[11]. Theo dự án Genocide Project của Đại học Yale, lao động khổ sai, bệnh tật, hành hình và "thanh trừng" đã làm khoảng hơn 1,7 triệu người đã chết trong khoảng thời gian 4 năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ (1975–1979)[12].

Trong những năm nắm quyền, trong nội bộ Khmer Đỏ đã có sự thanh trừng lẫn nhau mà kết quả là những người thân Cộng sản Việt Nam bị bài trừ và phải bỏ trốn sang Việt Nam. Trong thời gian này hai bên đã có những xung đột biên giới nhỏ nhưng kéo dài.

Cuối năm 1978, sau khi chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới và giết hại thường dân Việt Nam thì Hà Nội đã tổ chức chiến dịch phản công và theo yêu cầu giúp đỡ của lực lượng thân Việt Nam ở Campuchia, họ đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7 tháng 1 năm 1979) và đưa quân tới sát biên giới phía tây với Thái Lan. Quân đội Nhân dân Việt Nam truy quét tàn quân Pol Pot qua biên giới Thái Lan 15km khiến Ngân sách Quốc phòng Đông Nam Á tăng 10 lần-100 lần-1000 lần...

Do chiến thắng quá nhanh của quân đội Nhân dân Việt Nam, quân Khmer Đỏ chỉ tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn; bản thân Campuchia không đủ lực để tự tiêu diệt Khmer Đỏ. Vì vậy trong 13 năm đóng quân tại Campuchia, quân đội Nhân dân Việt Nam đã bị lực lượng tàn quân này quấy phá gây thiệt hại khá lớn. Các cuộc chiến nhỏ lẻ tẻ diễn ra liên tục trước khi Việt Nam rút quân năm 1989Liên Hiệp Quốc hỗ trợ bầu cử năm 1993, giúp cho nước này khôi phục lại tình trạng bình thường.

Cộng hòa Nhân dân Campuchia

Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập. Tuy vậy, chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.

Trong thời gian này, Kampuchea Dân chủ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên Hiệp Quốc.

Ngày 22 tháng 6 năm 1982, Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Campuchia do Norodom Sihanouk làm Chủ tịch, Khieu Samphon (phái Khmer Đỏ) làm Phó Chủ tịch và Son Sann (phái thứ ba) làm Thủ tướng được thành lập tại Kuala Lumpur (Malaysia).

Cờ của chính phủ Pnom Penh từ năm 1989-1991

Việt Nam đã rút quân ra khỏi Campuchia trước kế hoạch (1990) và chính phủ tại Phnom Penh chấp nhận đàm phán với Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Campuchia. Quân đội Nhân dân Việt Nam rút khỏi Campuchia được hoàn tất ngày 26 tháng 9 năm 1989.

Sihanouk trở về

Bài chi tiết: Norodom Sihanouk

Sau nhiều lần thương lượng, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã trở về Phnôm Pênh ngày 23 tháng 11 năm 1991 sau 13 năm vắng mặt. Năm 19921993, Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC) tạm thời quản lý Campuchia. Một cuộc tuyển cử tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Quốc vương Norodom Sihanouk trở lại nắm quyền đất nước.

Chính phủl Liên hiệp được lập sau bầu cử 1998 đem lại sự ổn định về chính trị, Khmer Đỏ không tham gia mà tiếp tục chống đối. Không có ai trong số các thủ lĩnh của Khmer Đỏ bị xét xử vì những tội ác diệt chủng mà họ đã phạm trong những năm nắm chính quyền của họ.

Ngay sau đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lật ngược tình thế: loại các thành phần hoàng gia chống đối rồi tiêu diệt, bắt giữ Khmer Đỏ. Hậu quả của thời kỳ Hoàng thân Sihanouk trở về là một số nơi rơi vào tình trạng vô chính phủ, nay đang được khắc phục.

Thời kỳ Vương quốc Campuchia (tái lập)

Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức tháng 5 năm 1993, các phe phái, chủ yếu các Đảng Nhân dân Campuchia, Đảng Bảo hoàng và đảng của Sam Rensi phải mất đến 4 tháng mới thỏa thuận được cơ cấu phân chia quyền lực. Đến tháng 9 năm 1993, Quốc hội và Chính phủ mới được thành lập với nòng cốt là FUNCIPEC và CPP. Quốc hội nhất trí lấy tên nước là Vương quốc Campuchia. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanuk. Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranarit (Chủ tịch Đảng FUNCIPEC), Thủ tướng thứ hai là Hun Sen (Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia). Chủ tịch quốc hội là Chia Xim (CPP). Năm 1997, ông Ung Huot (FUNCIPEC) thay ông Ranarit giữ chức thủ tướng thứ nhất. Từ năm 1993 đến nay, Campuchia đã trải qua 4 lần tổng tuyển cử. Ở lần tổng tuyển cử thứ 4 năm 2008, Đảng CPP dù chiếm đa số, nhưng không thể tự mình thành lập chính phủ do không giành được tỷ lệ đa số ghế 2/3 cần thiết theo luật định. Chính vì vậy, CPP buộc phải tìm kiếm liên minh từ FUNCINPEC, trên tinh thần đoàn kết dân tộc. Sau 15 năm tái lập chế độ quân chủ lập hiến, Vương quốc Campuchia đã thu dược nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ đối ngoại.

Campuchia mở cửa và thân thiện với thế giới, sớm gia nhập WTO. Tuy vậy, kinh tế và mức sống vẫn phát triển chậm. Tổng GDP là 3.677 triệu USD (năm 2003), GDP bình quân đầu người 280 USD (2003) trên 30% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Một phần do điểm xuất phát quá thấp (gần như bằng 0 sau giải phóng 1979) và một phần do quyền lực thực tế của chính quyền chưa hoàn thiện.

Norodom Sihamoni

Năm 1998, Pol Pot chết, lực lượng Khmer Đỏ tan rã. Tháng 6 năm 2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ. Hai bên thống nhất lập một tòa án do các thẩm phán quốc tế và thẩm phán Campuchia cùng làm chủ tọa. Tuy nhiên, việc xét xử Khmer Đỏ diễn ra hết sức chậm chạp do những thế lực đã nâng đỡ Khmer Đỏ trước đây (Trung Quốc) cản trở. Phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án. Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ mới được mở. Người đầu tiên bị xét xử là Kang Kech Leu, giám đốc nhà tù S21 (Tulsleng), người đã tổ chức giết chết hàng vạn người Campuchia mà Khmer Đỏ cho là thù địch trong hơn 3 năm cầm quyền của họ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Campuchia http://www.sebastianstrangio.com/2009/07/13/under-... http://www.yale.edu/cgp/Cambodian http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2010/148861.htm http://www.cambodia.gov.kh/unisql1/egov/english/co... http://web.archive.org/web/20051028015243/http://w... http://web.archive.org/web/20070212040416/http://w... http://web.archive.org/web/20070612062249/http://o... http://www.asiasociety.org/publications/cambodia_p... http://caodaism.org/CaoDaiTuDien(v2012)/cdtd-van_H... http://www.iaea.org